Nỗi nhớ
Trần Quốc Hoàn
Những ấn tượng của ngày đầu gặp gỡ
Những cảm xúc từ một thủa ban đầu.....
Khi gặp một người, đặc biệt là lần đầu tiên, chắc hẳn luôn để lại những cảm xúc
khác lạ. Trước đó, chỉ biết người đó qua những giao tiếp trên mạng thông qua tin
nhắn, email, chat. Vì vậy, ấn tượng của lần đầu tiên đó chắc hẳn sẽ in đậm trong
tâm trí của mỗi người.
Chắc hẳn, trước cái lần đầu tiên đó, bạn đã tưởng tượng rất nhiều về người đó.
Nào là người đấy chắc hẳn như thế này, như thế kia... Điều này là hoàn toàn hợp lý
bởi trí óc của con người luôn ở trạng thái động, tức là luôn suy nghĩ. Thông
thường, khi mắt tiếp xúc với đối tượng nào đó thì cảm nghĩ sẽ hướng theo đối
tượng đó. Và cảm nghĩ luôn có chiều hướng là hướng sâu và vượt ra khỏi giới hạn
của hình ảnh. Điều này giải thích vì sao có những người nhìn vào chữ viết mà nhớ
người, đọc thư tự dưng không hiểu sao cảm thấy nhớ một cách lạ lùng, hay thậm
chí là nhìn hình ảnh (hay chỉ là ảnh hiện thân trên mạng), hoặc như ơ Excite
Forum, chỉ nhìn vào những bài viết hay thông tin cá nhân thôi, dù chẳng có gì cả
cũng khiến ta cảm thấy nhớ nhớ. Điều này tưởng chừng như vô lý nhưng thực ra lại
rất có lý. Sự tương tác giữa hình ảnh, âm thanh, và cả với những cái phi vật thể
khác chẳng hạn, bắt nguồn từ trạng thái động của tư duy. Đôi khi chỉ một chi tiết
rất nhỏ nhặt có thể khiến bạn nhớ (hoặc quên) một vấn đề rất lớn. Có những người
học thuộc lòng một bài thơ, nhưng chỉ quên 1 từ mở đầu thôi là chẳng thể nào nhớ
nổi bài thơ ấy, nhưng chỉ cần nhắc người ta 1 từ thôi, là chắc hẳn, người ấy sẽ đọc
bài thơ đấy như cháo chảy.
Còn một trạng thái khác, tưởng trừng như khó hiểu nhưng lại rất dễ hiểu. Đó là cái
vòng luẩn quẩn của từ "Nhớ".
Có những lúc bạn nhắm mắt lại, nghĩ đến một người nào đó và nhớ. Khi nhắm mắt,
tức là không có sự tương tác với hình ảnh, vậy "nhớ" bắt nguồn từ đâu? Phải chăng
bắt nguồn từ tư duy? Nhìn qua, mọi người sẽ nói là đây là hiện tượng tư duy tự
thức tỉnh tư duy. Nhưng không phải thế. Đây chính là sự tương tác giữa hình ảnh và
tư duy. Nhưng điểm khác ở đây là bỏ qua cái lăng kính (tức là đôi mắt).
Nhiều người cứ nghĩ là phải có đôi mắt thì mới có thể tạo được hình ảnh. Nhưng
không phải, hình ảnh được cảm nhận là do não (tức là tư duy),và đối với con
người, hình ảnh là tư duy chứ không phải là vật chất. Vì vậy, khi nhắm mắt, vẫn có
thể tạo ra được hình ảnh. Không tin, bạn hãy nhắm mắt vào mà xem, bạn sẽ thấy
được những hình ảnh về những gì mà bạn đang nghĩ tới, đang nhớ tới.
Bạn sẽ hiểu rõ điều này khi tìm hiểu về những giấc mơ. Khi bạn ngủ, những giấc
mơ cũng là sự biểu hiện của trạng thái này. Nhưng điểm khác biệt là khi ngủ,
những suy nghĩ tuy vẫn ở trạng thái động nhưng có tính tập trung cao hơn (Vì
không phải tiếp xúc với nhiều hình ảnh và âm thanh từ bên ngoài). Vì vậy, chỉ có
hình ảnh tiềm tàng của tư duy kết hợp với tư duy. Đây có thể gọi là sự cộng hưởng
trong sự tác động qua lại của tư duy và hình ảnh. Chính vì vậy, mà những hình ảnh
của giấc mơ hiện lên rất rõ, chính vì vậy, bạn thường có cảm giác như là một nhân
vật trong bộ phim hay là đang xem phim vậy.
Sự tác động qua lại của hình ảnh và tư duy càng mạnh thì nỗi nhớ càng da diết.
Nhiều người bảo rằng không chỉ hình ảnh, mà cả âm thanh nữa cũng tác động tới
tư duy làm cho nỗi nhớ thêm da diết. Ví dụ như nghe nhạc chẳng hạn. Mượn được
băng nhạc mà người đó thích nghe nhất rồi về bật lên nghe và nhớ. Càng nghe càng
thấy nhớ, lại thầm gọi tên người ấy, để mà nhớ càng thêm nhớ. Liệu âm thanh có
tác động đến nỗi nhớ?
Câu trả lời đó là : Âm thanh không tác động trực tiếp đến nỗi nhớ mà âm thanh
chính là chất xúc tác cực mạnh để gắn kết hình ảnh và tư duy. Bởi vì, âm thanh là
cái ở bên ngoài, còn hình ảnh tưởng như ở bên ngoài nhưng thực chất lại là ở bên
trong, do tư duy tạo nên. Khi bạn nghĩ đến một điều gì đó hay nhớ đến một ai đó,
thì những chi tiết liên quan đến đối tượng ấy sẽ là những chất xúc tác cực mạnh
cho nỗi nhớ của bạn. Thậm chí nhìn một món quà mà bạn sắp tặng cho người đó,
bạn cũng sẽ thấy nhớ cực kỳ!
Âm thanh là một chất xúc tác đặc biệt. Không tin, bạn thử bằng cách nào đó ghi
âm giọng nói của người đó, rồi bật lên nghe thử coi. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy
nhớ người đó mãnh liệt, nhớ da diết. Vì sao? Bởi khi bạn nghe những âm thanh đó,
tư duy của bạn ở trạng thái động được kích thích bởi những âm thanh quen thuộc
sẽ tạo ra những hình ảnh quen thuộc, trong trường hợp này là tạo ra hình ảnh của
người ấy. Bạn sẽ cảm nhận được nụ cười duyên dáng, khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt
đẹp đến mê hồn hay mái tóc dài óng mượt, đen láy đang ở ngay gần bạn. Chắc hẳn,
bạn sẽ buột miệng gọi tên người đó bởi khi tư duy đạt đến một ngưỡng nào đó, nó
sẽ vượt qua sự kiểm soát của lý trí.
Điều này cũng tương tự khi nghe những bài hát, những bản nhạc mà người ấy thích.
Nó êm ái đến lạ kỳ. Cho dù bạn chẳng hiểu bài hát đó hát gì, bạn vẫn sẽ cảm thấy
rất vui, cảm thấy thật thoải mái, và mỉm cười trong nỗi nhớ về người ấy. Vậy khi
tắt nhạc đi thì sao? Đã bao giờ bạn nghe những bản nhạc mà người đó thích, đang
say sưa trong nỗi nhớ thì vô tình ai đó tắt bản nhạc đó đi chưa? Nếu chưa thì bạn
cứ thử mà xem. Cái gianh giới của âm thanh thực và ảo sẽ đan xen lẫn nhau trong
một khoảng thời gian vài phút trước khi bạn nhận ra rằng bản nhạc đã tắt. Ở đây
nhắc đến một khái niệm mới, đó là âm thanh ảo. Nhiều người bảo rằng âm thanh
chỉ có âm thanh thực thôi chứ làm gì có âm thanh ảo. Đây là một quan niệm sai
lầm. Bạn đã biết đến những bản nhạc đã từng đi vào lịch sử của giới âm nhạc bằng
những âm thanh ảo kỳ vĩ chưa? Có một nhạc công chơi nhạc rất giỏi. Anh ta say
xưa biểu diễn, và tiếng nhạc ngân da diết, da diết và khi anh kết thúc bản nhạc,
chẳng có một tiếng vỗ tay nào vang lên cả.
Vì sao vậy?
Đó là do sự hình thành của âm thanh ảo. Nó đã làm cho con người ngây ngất với
bản nhạc đến nỗi vượt ra khỏi những gì đang tồn tại xung quanh. Chính vì vậy, khi
bản nhạc kết thúc, những âm thanh ảo đó vẫn còn cuốn hút người nghe, và phải một
lúc sau, khi âm thanh ảo đó đã dần lắng xuống, mọi người mới trở về với cái thực
và tất nhiên, đến lúc đó, tiếng vỗ tay sẽ vang lên.
Âm thanh (đặc biệt là âm thanh ảo) là chất xúc tác mãnh liệt cho sự tác động qua
lại của hình ảnh và tư duy, làm cho nỗi nhớ cũng thật mãnh liệt, và hình thành nên
một cảm giác cực kỳ khó diễn tả.
Những lúc như vậy, làm gì để hết nhớ đây? Những người yêu thơ có thể gửi nỗi
nhớ vào thơ. Những người viết nhạc thì gửi nỗi nhớ vào bản nhạc. Hay những người
có khiếu về vẽ sẽ gửi nỗi nhớ vào tranh. Vậy còn những người không có những
năng khiếu đó thì sao? Thật đơn giản, hãy gửi nỗi nhớ của bạn vào tin nhắn, hay
e-mail.
Không gian thực và không gian ảo của nỗi nhớ
Khi nghĩ về một điều gì đó hay nhớ đến một ai đó, trước hết, không gian thực của
nỗi nhớ sẽ được hình thành. Đó chính là cái không gian quen thuộc trước mắt bạn
(chú ý, từ "mắt" ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, tức là = sự hướng ngoại +
hướng nội của đôi mắt. Tức là nhìn sâu vào cả trong ký ức). Cái không gian đó có
thể chứa những hình ảnh quen thuộc về người đó, có thể chứa những âm thanh ru
dương hay những câu nói thật dịu dàng mà nếu có thể, bạn sẽ muốn nghe cả nghìn
lần. Không gian thực của nỗi nhớ được hình thành từ ký ức quen thuộc của tư duy,
kết hợp với không gian thực của hiện tại sẽ tạo nên một sự quen thuộc đến lạ kỳ.
Không gian ảo của nỗi nhớ là gì? Có phải nó bắt đầu và phát triển lên từ không
gian thực của nỗi nhớ? Điều này nghe qua tưởng chừng như đúng nhưng xem xét
kỹ, thì không phải như vậy. Bạn đã bao giờ nhắm mắt lại và nghĩ đến một điều gì
đó hay nhớ đến một ai đó chưa? Lúc đó, chắc bạn có thể cảm nhận được chiều
sâu của nỗi nhớ của mình. Có thể nói, không gian ảo của nỗi nhớ được hình thành
theo kiểu tác động qua lại với mức độ cao của tư duy, hình ảnh và âm thanh. Khi
những cảm xúc về một điều gì đó vượt qua một giới hạn nhất định (có thể về tốc
độ hoặc mức độ), sẽ hình thành một trạng thái đặc biệt (không có thực ở trạng
thái bình thường), người ta gọi đó là trạng thái ảo. Trạng thái ảo tuy vậy được hình
thành từ không gian thực. Còn ở đây đang nói đến không gian ảo. Cái không gian
ảo được tạo nên từ những tác động mạnh, nhanh của những âm thanh, hình ảnh, ký
ức và tư duy khi vượt qua một ngưỡng. Có thể nói tóm lại, sự cộng hưởng của
những tác động qua lại giữa âm thanh, hình ảnh, ký ức và tư duy.
Khác với không gian thực của nỗi nhớ, không gian ảo chỉ hình thành khi có sự tiếp
xúc với hình ảnh và âm thanh. Thông thường, khi bạn nhớ một ai đó, thường là bạn
sẽ ở trong cái không gian thực của nỗi nhớ. Nhưng khi bạn gặp một người đó hoặc
giả đang ở rất gần với người đó, cái khoảng cách gần đủ để bạn có thể nhìn rõ
người đó và nghe rõ người đó. Lúc đó, có thể sẽ có những sự cộng hưởng để tạo
nên không gian ảo của nỗi nhớ.
Cũng phải nói thêm một điều, không phải lúc nào ở gần người đó đều tạo nên
được không gian ảo của nỗi nhớ đâu. Bởi vì không gian ảo hình thành không phải
đơn thuần chỉ là sự tác động qua lại của hình ảnh, âm thanh…, mà phải là sự tác
động ở một mức độ nào đó.
Khi hình thành không gian ảo, khi đó, thường có xu hướng trở về với không gian
thực, chính vị vậy, bản năng tự nhiên của con người là sẽ hướng về những cái thực.
Ở đây, thường mắt bạn sẽ chú ý đến đối tượng đó nhiều hơn, và tai bạn sẽ luôn
hướng theo những âm thanh quen thuộc của người đó. Có thể bạn không thấy được
nhưng chắc chắn đó là sự thực, đó là : lúc đó, mắt bạn đắm đuối lạ kỳ.
Hanoi, 10 Oct., 2002
[ Back ]